Khai thác hiệu quả và bảo tồn bán đảo Sơn Trà

|

Bán đảo Sơn Trà được xem là “lá phổi xanh” của TP Đà Nẵng với hệ sinh thái động thực vật rất đa dạng. Du khách đến với bán đảo Sơn Trà ngày càng nhiều, nhưng cũng từ đó đặt ra bài toán phát triển bền vững khu vực này.
\r\n

Cắm chốt, bố trí nhân viên ngăn chặn hành ??ộng gây hại đối với loài voọc ở bán đảo Sơn Trà

Vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo thu hút du khách đến với bán đảo Sơn Trà, bởi nơi đây có núi, có suối, có biển và nhất là có hệ ??ộng, thực vật cực kỳ phong phú. Có những thời điểm, hàng ngày có vài ngàn lượt người đến bán đảo Sơn Trà thưởng ngoạn, săn ảnh thiên nhiên. Nhưng cũng chính vì thế mà có những tác ??ộng làm ảnh hưởng môi trường nơi đây. Nhiều du khách tập trung dọc tuyến đường lên bán đảo ăn uống, xảy rác...; cho voọc ăn trái cây khiến voọc mất dần bản năng kiếm ăn, dẫn đến việc chúng tràn xuống các khu vực như Bãi Cháy, Hồ Xanh, đường lên đỉnh Bàn Cờ để phá phách.

Ông Trần Hữu Vỹ, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học GreenViet, cho rằng, bất cứ tác ??ộng nào đến bán đảo Sơn Trà cũng ảnh hưởng đến quần thể voọc, bởi hầu hết các điểm ở đây đều là nơi cư trú của loài này. Vì vậy, cần tái lập khu bảo tồn để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ phát triển rừng, nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Song song đó, người dân, du khách cần tuân thủ quy tắc ứng xử phù hợp, hạn chế tác ??ộng đến ??ộng, thực vật hoang dã như: không cho ??ộng vật ăn, không đến gần ??ộng vật, hạn chế tiếng ồn, ánh sáng vào ban đêm để ít ảnh hưởng đến tập tính tự nhiên của ??ộng vật hoang dã.

Còn theo ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN-MT TP Đà Nẵng, với các quy định hiện nay, công tác bảo tồn thiên nhiên tại bán đảo Sơn Trà là yếu tố quản lý hàng đầu. Chính vì vậy, các hoạt ??ộng phát triển du lịch dịch vụ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và phải có trách nhiệm tham gia xây dựng, thiết lập, góp phần trong công tác bảo tồn thiên nhiên. Đồng thời, các hoạt ??ộng kinh tế, trong đó có du lịch, sẽ là nguồn cung cấp các lợi ích tài chính gián tiếp hoặc trực tiếp cho công tác bảo tồn. Đây là cách làm khá phổ biến và hiệu quả tại một số nước phát triển, hay một số khu bảo tồn của Việt Nam đã áp dụng. Do đó, cần có bước nghiên cứu kỹ lưỡng và thực tiễn để có thể huy ??ộng nhiều hơn các nguồn lực xã hội triển khai công tác bảo tồn Sơn Trà thực sự hiệu quả và bền vững.

Ông Phan Minh Hải, Phó Trưởng Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng, cho rằng, việc phát triển du lịch tại khu vực bán đảo Sơn Trà trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, phát triển tour tìm hiểu hệ sinh thái, các loài ??ộng thực vật đặc trưng trên bán đảo: ngắm voọc, ng???m thú đêm, ngắm bầu trời đêm, tìm hiểu môi trường sống của các loại côn trùng... Đồng thời, cần xây dựng các điểm nghỉ chân ẩn mình vào thiên nhiên, tạo ra cảnh quan đẹp để check-in và đem lại những trải nghiệm thú vị cho du khách; xây dựng các tour du lịch có trách nhiệm, tour du lịch chuyên đề, trekking xuyên rừng… 

Link Tải Xuống Cá Cược Đường Mạt Chược