Thành phố những người đi mở đất

|

Ðồng chí Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh, với tư cách là "thủ lĩnh thanh niên" nhiều năm, chia sẻ với chúng tôi: Những bạn trẻ rời quê hương đi lập nghiệp có tinh thần can đảm, dấn thân, sẵn sàng sẻ chia với người cùng cảnh ngộ, là nhân tố chính để từ thành phố này khởi phát nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa... có sức lan tỏa cao. Ở đây còn có yếu tố văn hóa đặc trưng của người phương nam, đó là tinh thần những người đi mở đất.

Thành phố trẻ

Có lần tôi hỏi chuyện Ni-côn Phôn (Nicole Fall), một giáo viên dạy mỹ thuật người Mỹ, có cha từng tham chiến tại Việt Nam. Chị đi du lịch tới TP Hồ Chí Minh, để tìm lại hồi ức về người cha đã khuất. Sài Gòn ấn tượng nhất với chị ở điều gì? Không cần suy nghĩ, Nicole đáp ngay: "Trẻ. Một thành phố trẻ với những người rất trẻ. Nước Mỹ chúng tôi già mất rồi!". Tuy đây chỉ là ý kiến cá nhân, nhưng tôi thấy nhận xét của chị hoàn toàn giống với chúng tôi mỗi khi đến thành phố này.

Ðến TP Hồ Chí Minh dễ nhận ra nếp sinh hoạt thức khuya, dậy sớm, thường thấy ở những người trẻ tuổi, năng động. 11 giờ đêm vẫn có những tốp thanh niên ngồi đàn hát trong vườn hoa trước cửa Dinh Ðộc Lập. Trong họ như tràn đầy năng lượng. Trên đường Nguyễn Trãi, những tụ điểm ăn khuya sau nửa đêm vẫn đông khách, nơi mà người ta gọi vui là "phố không ngủ". Một điều đặc biệt ít thấy ở những thành phố khác, đó là các địa điểm công cộng như công viên, bờ sông, sân nhà tập thể... đều đặt rất nhiều dụng cụ tập thể thao, và hầu như luôn có người tập, bất kể gần nửa đêm hay trời mới tờ mờ sáng. Ấy là một thành phố khỏe. Ðây còn là nơi khởi phát nhiều hoạt động thanh niên tình nguyện, trong đó phải kể đến phong trào Mùa hè xanh, trở thành thương hiệu lớn của Ðoàn Thanh niên 20 năm qua. Phong trào này thậm chí còn vượt ra ngoài biên giới, sang tới hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia. Ngọn lửa tình nguyện đã lan tỏa đến mọi giới, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội hôm nay.

Ðầu tàu kinh tế

Từ một Sài Gòn hoa lệ, được gọi là "Hòn ngọc Viễn Ðông", nhưng thực chất chỉ là thành phố tiêu thụ, sống bằng nguồn viện trợ nước ngoài, hôm nay TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng, là đầu tàu kinh tế của cả nước. Hiện thành phố đóng góp trên 1/5 GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và 30% tổng thu ngân sách nhà nước. Năm 2014, GDP của thành phố tăng 9,58% so với năm 2013, trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm, chỉ tăng 2,02% (cùng kỳ tăng 4,79%)... Những con số tưởng chừng khô khan ấy đang thể hiện sống động trên từng gương mặt người, qua những dòng sông, cây cầu, con phố, khu đô thị và cả những công trình đang khẩn trương hoàn thành.

Ðồng chí Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố, chia sẻ với chúng tôi, tình hình giao thông đô thị năm nay nhìn vào bề nổi thì có vẻ chững lại so với hai, ba năm trước, đôi lúc cũng xảy ra tình trạng ùn tắc, nhưng với người dân thành phố, đây là "sự phiền toái dễ chịu", bởi ai cũng biết, khi những công trình đường đi bộ Nguyễn Huệ, ga tàu điện ngầm hoàn thành, người dân sẽ được thụ hưởng thành quả mà sự phiền toái nhất thời mang lại.

Năm 2014, các ngành, lĩnh vực kinh tế của thành phố tiếp tục phục hồi và tăng trưởng mạnh hơn năm trước. Sở - ngành và 24/24 quận - huyện, 322/322 phường - xã, thị trấn đã áp dụng cơ chế "một cửa" giải quyết thủ tục hành chính; 42 đơn vị cấp sở, UBND quận - huyện đã áp dụng hệ thống quản lý ch???t l??ợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008; tỷ lệ hộ dân đô thị được cấp nước sạch đạt 94,5%.

Tiên phong phát triển nông nghiệp đô thị

Trong buổi gặp đồng chí Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, chúng tôi ngạc nhiên khi được biết TP Hồ Chí Minh là nơi có đàn bò số lượng đứng đầu cả nước, cung cấp 60% lượng s??a cho thị trường; và đây cũng là địa phương xuất khẩu cá cảnh lớn nhất nước, mỗi năm thu về nhiều chục triệu USD... Ðồng chí khuyên: Các bạn nên về Củ Chi, hay lắm, những vườn lan, trại cá ấy còn gắn với những câu chuyện về số phận con người.

Ðến Củ Chi hôm nay không còn thấy vết tích của vùng đất thép, nơi bom cày, đạn xé hơn 40 năm về trước. Những con đường mịn màng thẳng tắp. Những người nông dân lái ô-tô đi làm. Ðiểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây, nơi có "Vườn lan huyền thoại". Chúng tôi ngỡ ngàng trước bạt ngàn hoa vàng, hoa đỏ khoe sắc trong mầu xanh của nắng tươi. Chủ vườn là vợ chồng anh Thanh - chị Huyền còn khá trẻ. Trước kia họ kinh doanh vật liệu xây dựng, vì yêu hoa lan nên trồng chơi, sau thấy hiệu quả kinh tế cao nên bỏ hẳn sắt thép gạch ngói, toàn tâm toàn ý cho loài hoa này. Nhờ áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao, chỉ với tám nông dân mà chăm sóc, khai thác cả khu vườn rộng tới 5 ha, lớn nhất huyện Củ Chi. Mỗi ha, vốn đầu tư bốn tỷ đồng, nhưng khi cây đã cho hoa thì mỗi lượt cắt, thu về cả trăm triệu đồng.

Ðiểm đến tiếp theo cũng làm chúng tôi ngạc nhiên không kém, đó là "Nông trại xanh" ở ấp Xóm Mới, cùng xã. Chủ nhân là cô gái trẻ tên Hường, gốc Hà Nội. Học xong Ðại học Thủy lợi, cách đây gần 20 năm, cô "nam tiến" lập nghiệp. Ðến một ngày thấy "cứ lao vào kiếm tiền cũng chẳng để làm gì", khi cô nhận ra trẻ con trong nhà thiếu kỹ năng sống, lười lao động, vô cảm. Thế là quyết định làm nông dân, cùng chị em đầu tư nông trại rộng hơn 6ha, trồng nấm, rau sạch, nuôi bò, lợn, dê, nai,... theo mô hình khép kín, để "được sống giữa thiên nhiên trong lành và dạy dỗ các con." Ðàn bò của nông trại hơn 70 con, cho sữa đều đều. Cuối tuần, học sinh từ thành phố xuống, được nông trại cho tập làm nông dân. Cũng là sản xuất, nhưng "cô nông dân" này hướng tới các giá trị cộng đồng, đặc biệt là giáo dục trẻ em.

Trước khi rời Củ Chi, chúng tôi thăm HTX nuôi cá cảnh lớn nhất huyện, quy mô 12 ha, mỗi năm xuất khoảng 10 triệu con cá, chủ yếu sang thị trường châu Âu, mang về doanh thu khoảng một triệu USD. Ðứng đầu HTX là anh nông dân Nguyễn Văn Thủy, người gốc Thanh Hóa. "Nghề này khó lắm, vừa sản xuất, vừa tiếp tục đầu tư,10 năm sau mới biết có lãi hay không, nên phải có đam mê, không sống chết với nghề thì không làm được đâu".

Những năm gần đây, Củ Chi đã xuất hiện một thế hệ nông dân mới, trẻ, năng động, dám "làm ăn lớn, đầu tư to", với tinh thần của những người đi mở đất. Ðó cũng là kết quả từ Chương trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị của thành phố. Cuối năm 2014, Củ Chi có từ 6-8 xã đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, dự kiến đến hết năm 2015 sẽ có 20/20 xã đạt đủ các tiêu chí này và phong trào xây dựng nông thôn mới sẽ cán đích trên toàn huyện.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, TP Hồ Chí Minh đang khẩn trương thực hiện chương trình tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Ðề cương tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào về ý nghĩa thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, gắn với 40 năm xây dựng và phát triển thành phố, từ nay đến năm 2020 theo đúng tinh thần Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10-8-2012 của Bộ Chính trị.

Ðầu Xuân Ất Mùi, nhiều công trình trọng điểm ở TP Hồ Chí Minh đang được gấp rút hoàn thành hoặc chuẩn bị khởi công để ghi dấu 40 năm Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

Không chỉ là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP Hồ Chí Minh còn là nơi khởi phát nhiều hoạt động thanh niên tình nguyện, nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa..., trong đó phải kể đến phong trào Mùa hè xanh, trở thành thương hiệu lớn của Ðoàn Thanh niên 20 năm qua.

Liên kết giải trí trực tuyến Apollo Rise